Friday, February 20, 2015

Meta programs

Siêu chương trình (Meta programs) là các bộ lọc sẽ quyết định cách chúng ta nhậ n thức về thế giới xung quanh và nó có ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta giao tiếp với mọi người.
Meta programs hoạt động ở tầng vô thức. Nó tự động lọc các kinh nghiệm, hướng dẫn và chỉ đạo quá trình suy nghĩ, đưa đến kết quả khác nhau trong hành vi của từng người. Chúng định nghĩa khuôn mẫu về phong cách suy nghĩ của cá nhân, một nhóm người hay văn hóa.
Leslie Cameron-Bandler ban đầu xác định được khoảng 60 khuôn mẫu khác nhau trong meta programs. May mắn là các nhà nghiên cứu sau đó đã gom nhiều khuôn mẫu lại. Trong bài báo này, tôi chỉ chọn các khuôn mẫu được mô tả bởi Rodger Bailey, khác khuôn mẫu này có thể sử dụng trong
các môi trường kinh doanh - tiếp thị, bán hàng, xây dựng đội ngũ, thay đổi tổ chức, thuyết trình, đàm phán, thuê nhân viên, chọn công việc lý tưởng của bạn, .... Và các Meta programs được mô tả bởi Rodger, các khuôn mẫu này được sử cho các tình huống như vợ chồng, giao tiếp hiệu quả hoặc hiểu hành vi của người khác. Rodger xác định rằng, những người có cùng phong cách ngôn ngữ sẽ có các khuôn mẫu hành vi tương tự. Do đó, dựa vào các từ  mà một người sử dụng, chúng ta có thể đưa ra dự đoán về hành vi của họ. Ngoài ra khi chúng ta xác định khuôn mẫu hành vi của một người, chúng ta có thể lựa chọn từ ngữ cụ thể mà sẽ có ảnh hưởng nhất lên người đó (ngôn ngữ ảnh hưởng). Rodger đề cập đến điều này như các hồ sơ LAB hoặc các hồ sơ về ngôn ngữ và hành vi.

Các meta programs phổ biến:
Hướng đến-Tránh xa (Toward-Away from):Bạn là người tập trung vào mục tiêu/thành tích hay tránh né các vấn đề?
Hướng đến: Nhóm người này hướng đến mục tiêu, bị thúc đẩy để đạt được mục tiêu, họ luôn rõ ràng về mục tiêu của mình. Họ có khuynh hướng giỏi tổ chức thứ tự ưu tiên và thỉnh thoảng có vấn đề về nhận dạng/xác định vấn đề. Để động viên nhóm người này, nên sử các từ ngữ như mục tiêu, thành quả, đạt đươc, hoàn thành, phần thưởng...Để xác định bạn có phải thuộc nhóm người này không, bạn cần chú ý đến từ ngữ bạn sử dụng, bạn thuộc nhóm này nếu bạn hay nói về các từ được liệt kê ở trên. Nhóm người này ít khi mắc sai sót khi làm việc.
Tránh xa: Nhóm người này yêu thích các vấn đề cần phải xử lý, nếu gặp vấn đề cần xử lý, họ có thể bỏ các công việc khác để tập trung giải quyết công việc. Do vậy, họ gặp vấn đề trong việc quản lý thứ tự ưu tiên trong công việc. Chúng ta có thể động viên, nhận ra nhóm người này bằng các từ ngữ: tránh, ngăn chặn, loại bỏ, giải quyết, sửa chửa, ngăn cấm...Nhóm người này có phong cách quản lý rủi ro, do vậy công việc thích hợp là nhan viên quản lý chất lượng.

Nội-ngoại (Internal-External): 
Nội: Nhóm người này có các tiêu chuẩn cá nhân riêng và tự đánh giá bản thân về chất lượng công việc của họ, nếu ai đó nhận xét không tốt về công việc của họ, họ sẽ đặt câu hỏi về sự nhận xét đó. Họ có thể tiếp nhận thông tin từ người khác nhưng họ sẽ đánh giá chúng dựa trên tiêu chuẩn của bản thân. Chúng ta có thể động viên người này bằng các từ ngữ như "bạn biết cái gì là tốt nhất", "chỉ một mình  bạn có thể quyết định", "tùy bạn", "Tôi cần nghe quan điểm của bạn" ... Công việc phù hợp cho nhóm người này là những công việc mà họ có thể tự ra quyết định.
Ngoại: Nhóm người này cần được quản lý và nhận hướng dẫn, phản hồi từ người ngoài, không có các đánh giá từ người ngoài, họ cảm thấy mất phương hướng. Chúng ta có thể động viên nhóm người này bằng các từ ngữ "theo các chuyên gia", "người khác sẽ đánh giá cao bạn", "nổ lực của bạn sẽ được công nhận"... Nhóm người này giỏi làm việc về chăm sóc khách hàng.

Tùy chọn-Thủ tục (Options-Procedures):
Tùy chọn: Nhóm người này thích làm việc theo một cách khác, họ không tuân theo nội qui, họ thích khám phá các ý tưởng mới. Để động viên/nhận dạng nhóm người này bằng các từ ngữ: cơ hội, thay thế, phá vỗ qui luật, linh hoạt, đa dạng, khả năng không giới hạn, mở rộng sự chọn lựa của bạn, tùy chọn.
Thủ tục: Nhóm người này thích làm theo các qui luật, thủ tục được lặp đi lặp lại. họ không thích làm sai các qui luật, thủ tục. Động viên/nhận dạng nhóm người này bằng các từ ngữ: phương pháp đúng, thứ nhất... sau đó... cuối cùng là, phương pháp đã được chứng minh, làm theo các phương pháp này bạn sẽ...

Hướng nội-Hướng ngoại (Introverted-Extroverted): 
Hướng nội: Nhóm người này thường hiếm khi ra quyết định tức thì. Thay vào đó, họ cần suy nghĩ trước khi hành động. Do vậy, để ảnh hưởng, động viên, tạo thiện cảm lên nhóm người này, chúng ta cần cho họ thời gian. Không có đủ thời gian, họ cảm thấy không an toàn và có thể không ra quyết định hoặc hành động
Hướng ngoại: Nhóm người này không thích nghĩ nhiều trước khi làm việc gì đó. Họ có khuynh hướng làm trước nghĩ sau. Vì thế, để ảnh hưởng, động viên, tạo thiện cảm với nhóm người này, chúng ta cần làm cho họ hành động nhanh chóng. khuyến khích sự tham gia thường xuyên trong công việc để họ luôn cảm thấy được động viên và nhiệt tình trong công việc.

Cần thiết-Khả năng (Necessity or Possibility):
Cần thiết: Nhóm người này thích sự ổn định, họ quyết định vấn đề dựa trên nguyên tắc tránh xa nổi đau, rắc rối. Họ thích những cái đã có sẵn và không quan tâm đến các lựa chọn khác hoặc. Để ảnh hưởng, động viên, tạo thiện cảm lên nhóm người này, cần tập trung làm cho họ cảm thấy an toàn thoải mái với các quyết định của họ. Cung cấp cho họ những cái tương tự họ đã làm, những cái dễ và an toàn
Khả năng: Nhóm người này thích tìm kiếm sự đa dạng và cơ hội. Họ quyết định vấn đề dựa trên việc đạt được niềm vui. Họ không thích ổn định. Để ảnh hưởng, động viên, tạo thiện cảm lên nhóm người này, cần đưa cho họ các thử thách, thông báo với họ các nguy cơ khi họ nhận thử thách đó.



No comments:

Post a Comment