Wednesday, February 18, 2015

Mô hình giao tiếp

Phóng to hình bằng cách click lên hình.

Để thay đổi được hành động của chúng ta hoặc của người khác, chúng ta phải thay đổi được các thành phần bên trong não bộ.

Chúng ta tiếp nhận thông tin bên ngoài thông qua 5 giác quan:
Visual: mắt
Auditory: tai
Kinesthetic: chạm, sờ
Olfatory: ngửi
Gustatory: nếm
Sau khi thông qua 5 giác quan, thông tin sẽ đươc đi qua các bộ lọc: xóa, bóp méo, khái quát.

Bộ lọc xóa (Deletion):

Xóa xuất hiện khi chúng ta chú ý đến một việc hoặc thông tin gì đó, và não bộ sẽ xóa đi những thông tin xung quanh.
Ví dụ:  một số có cuộc sống buồn bã vì họ luôn tập trung vào việc không may mắn, hay than phiền do vậy, bộ lọc xóa đã xóa đi các thông tin vui vẻ, hanh phúc xung quanh họ, kết quả là họ chỉ toàn nhìn thấy việc tiêu cực xung quanh mình.

Bộ lọc bóp méo (Distortion):

Chúng ta thấy một sợi dây trông giống con rắn và chúng ta cho nó là con rắn. Đây là một sự bóp méo thông tin.

Bộ lọc khái quát (Generalisation):

Bộ lọc khái quát hóa là nơi chúng ta rút ra kinh nghiệm và khái quát nó lên từ một kinh nghiệm của chúng ta.
Ví dụ: "Người nước ngoài giàu có và tài giỏi". câu này đã bị khái quát hóa vì rất nhiều người nước ngoài không giàu có và tài giỏi.

Làm sao bộ lọc có thể xóa, bóp méo và khái quát?
Não bộ xóa, bóp méo, khái quát vì thông tin được đi qua 5 thành phần trong não bộ, chúng là Siêu chương trình (Meta programs), giá trị (values), hệ thống niềm tin (belief systems), quyết định (decisions) và ký ức (memories).  

Siêu chương trình (Meta programs): là chương trình sẽ điều điều khiển, xử lý thông tin chúng ta tiếp nhận từ bên ngoài. Hiểu rõ meta program của một người có thể dự đoán được trạng thái tâm lý và hành động của họ. Tìm hiểu chi tiết tại đây.

Giá trị (values): Giá trị khuyến khích chúng ta làm những gì chúng ta thích và sau đó đánh giá sự thỏa mãn thông qua kết quả, giá trị giúp chúng ta đưa ra quyết định.
Hiểu được values có thể hiểu được điều gì là quan trọng đối với chúng ta và tại sao chúng ta có hành động như vậy. Chi tiết tại đây.

Hệ thống niềm tin (belief systems): Niềm tin là nhân tố quan trọng, cho phép chúng ta có thể làm bất kỳ điều gì trên đời. Nếu bạn tin rằng bạn có thể thì bạn có thể làm được, niềm tin sẽ tạo ra hành động. mọi người cũng có thể có niềm tin giới hạn, niềm tin này sẽ níu kéo và không cho phép họ làm những gì họ muốn làm. Cần thay thế chúng bằng niềm tin tích cực. Xem cách thay đổi niềm tin tại đây.

Ký ức (memories): Các nhà tâm lý học tin rằng hành động của chúng ta ngày hôm này là kết quả của ký ức được lưu lại trong suốt quá trình chúng ta trưởng thành.
Ví dụ: Một số người sợ con gián vì có thể trong quá khứ não bộ đã ghi nhận 1 việc từng xảy ra trong quá khứ có liên quan đến con gián.

Quyết định (decisions): là những quyết định trong quá khứ mà tạo ra giá trị, niềm tin và thái độ của chúng ta ngày hôm nay, nó ảnh hưởng đến cách chúng ta phản ứng với tình huống hiện tại.

Sau khi thông tin đi qua các bộ lọc, thông tin đó sẽ được "diễn tả nội bộ" (internal representation) trong não chúng ta, kèm theo trạng thái sinh lý cơ thể (physiology) của bạn tại thời điểm đó để hình thành nên "trạng thái cảm xúc" (state), cuối cùng trạng thái cảm xúc này biểu hiện ra bên ngoài thành hành vi của bạn.

Tìm hiểu cách quản lý "trạng thái cảm xúc" tại đây.  

No comments:

Post a Comment